Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Niết Bàn

1. Hành giả không nên nhìn nhận một "tự ngã" (sa. ātman), một "chúng sinh" (sa. sattva), một "linh hồn" (sa. jīva, thọ mệnh giả) hoặc một "cá nhân" (sa. pudgala, bổ-đặc-già-la) nào cả.
Tu-bồ-đề, chừng nào còn chúng sinh trong cõi chúng sinh, được tóm lại bằng từ "chúng sinh", hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ bầu thai, hoặc sinh từ chỗ ẩm thấp, hoặc sinh từ sự biến hoá, hoặc có thân sắc, hoặc không có thân sắc, hoặc có thụ tưởng hoặc không có thụ tưởng, hoặc không có thụ tưởng mà cũng không phải không có thụ tưởng, chừng nào còn một ai có thể được nhận thức trong cõi chúng sinh được nhận thức — tất cả chúng sinh ấy đều được Ta dẫn đến cõi vô dư y niết-bàn. Dù đã dẫn vô lượng chúng sinh đến niết-bàn như thế nhưng không một chúng sinh nào được dẫn đến niết-bàn cả.
Vì sao? Tu-bồ-đề, vì được nói rằng: Nếu Bồ Tát còn có thụ tưởng "chúng sinh" thì ông ta không phải là Bồ Tát. Vì sao? Người mang thụ tưởng "tự ngã" — Tu-bồ-đề —, mang thụ tưởng "chúng sinh" hoặc mang thụ tưởng "sĩ phu" hoặc một thụ tưởng "bổ-đặc-già-la", người ấy không được gọi là Bồ Tát._ Xem thêm Bài Vô Lượng Kiếp
2. Hành giả không nên nhìn nhận bất cứ một pháp, một thật thể bên ngoài nào vì hoàn toàn không có một pháp nào có thể được nhận thức cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có giá trị cho một phi pháp.
Và Thế Tôn lại nói tiếp với Tôn giả Tu-bồ-đề: Ông nghĩ như thế nào Tu-bồ-đề? Có một pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác" hoặc có một pháp nào đó được Như Lai thuyết hay không?
Sau khi nghe hỏi như vậy, Tôn giả Tu-bồ-đề ứng đáp Như Lai như sau: Bạch Thế Tôn, như Con hiểu ý nghĩa của những gì Thế Tôn dạy thì không có pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác", không có một pháp nào đó được Như Lai thuyết dạy cả.
Vì sao? Vì ngay pháp được Như Lai chứng ngộ và thuyết giảng không thể nắm bắt và không thể thuyết giảng. Nó không phải pháp, cũng không phải phi pháp.
Vì sao? Vì các thánh nhân xuất hiện trên cơ sở vô vi. Là Tâm của từng người tu đạo
3. Hành giả không nên để tâm lưu trú ở bất cứ nơi nào.
Thế nên, Tu-bồ-đề, Bồ Tát Ma-ha-tát nên phát triển một tâm thức không nương tựa, nên phát triển một tâm thức không nương tựa bất cứ nơi nào, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào sắc, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Tất cả chúng sinh ấy đều được Ta dẫn đến cõi vô dư y niết-bàn. Dù đã dẫn vô lượng chúng sinh đến niết-bàn như thế nhưng không một chúng sinh nào được dẫn đến niết-bàn cả.
Theo tôi thấy đức Thế Tôn nói đúng ,nếu một người nào đó đã giác ngộ , biết phân biệt nhân quả hay quả báo. Thì người đó đã đạt được toàn vạn công đức.Thấy được nổi khổ của chúng sinh. Thì Tâm trí đâu mà về niết bàn hưỡng an lạc. Từ đó mới nguyện với đức Thế Tôn rằng sinh chuyễn kiếp đễ phỗ độ chúng sinh . Như chúng ta thấy có những vị sư , hằng ngày thuyết pháp cho phật tử nghe về đạo phật
Cũng như các bạn đều nghe Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát khi nào ở nơi A tỳ không còn người chịu khổ ngài mới thành bồ tát
Ngài là một trong những vị cổ Phật, nhưng Ngài vì lòng bi mẫn nên đã phát Đại nguyện cứu khổ tất cả chúng sinh trong ác đạo nơi A Tỳ địa ngục, đồng nghĩa với việc Ngài phải có Đại Dũng để săn tay áo và chịu “lặn hụp” trong địa ngục cứu khỗ chúng sinh trong cảnh dầu sôi lửa bỏng với những tiếng rên la đau đớn, tiếng hét vì sợ hãi, tiếng gầm rống vì chịu cực hình.
Xem thêm http://www.hoasentrenda.com/FrontPage/DiaTangVuong.htm
Nhưng ngài đã thật sự thành Bồ Tát
Nhờ bạn đọc góp ý hay đọc rõ hơn xin vào

http://tamtuphatphap.blogspot.com/

Không có nhận xét nào: